Tôi gặp chị Tống Thị Lý trong 1 buổi học về kinh doanh. Qua tiếp xúc, tôi thấy chị là 1 người giàu lòng trắc ẩn với những mảnh đời nghèo khó. Tinh thần vượt khó, vươn lên hoàn cảnh mà tôi học được rất nhiều từ chị.
1. XUẤT THÂN GIA ĐÌNH NGHÈO KHÓ
Chị Tống Thị Lý sinh ra và lớn lên trên mảnh đất khô cằn xứ Quảng. Nắng thì cháy xém da thịt, lạnh thì buốt thấu tim gan. Là chị cả trong gia đình 3 anh chị em, chị đã phụ giúp ba mẹ chăm 2 em.
Xuất thân trong 1 gia đình làm nghề nông và buôn bán bánh kẹo, đường. Ngoài thời gian đi học, chị Tống Thị Lý phụ giúp gia đình đốt trấu nấu đường. Bên cạnh đó, chị còn nấu cám, cắt cỏ, cho bò, heo ăn và tắm cho chúng. Ngoài ra, chị phụ gia đình bán rau xanh thu hoạch từ mảnh vườn của mình.
Nhà nghèo, hàng ngày chị phải nhịn ăn sáng đi học. Chị cũng là 1 trong những người đóng học phí sau cùng. Với chị, đi học đã là hạnh phúc lắm rồi. Vì thế, chị không đòi hỏi gia đình điều gì.
2. LÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ở quê chị Tống Thị Lý, gia đình nào có con lên Sài Gòn thì rất sung túc. Mỗi khi có người từ thành phố về thì ai cũng xinh, vàng đeo đầy tay. Nhìn giống như người từ nước ngoài về vậy. Vì vậy, sâu thẳm trong tim chị luôn mong muốn có ngày lên thành phố. Ra đi để mang tiền về lo cho gia đình.
Chị nỗ lực học tập thật nhiều, mong có ngày đặt chân đến mảnh đất Sài thành. Ngày đó cũng đến, cuối cùng chị cũng đã thực hiện giấc mơ của mình: lên thành phố.

Ngày đầu của cô học trò chốn thôn quê, trường làng khi mới lên Sài Gòn vô cùng vất vả. Để bớt gánh nặng gia đình, chị đã làm đủ các ngành nghề. Từ việc đi dạy thêm, phục vụ quán cà phê, dán poster quảng cáo, … Chị đều đã làm qua.
Đôi lúc, đi đường chị gặp những em bé ăn xin, biết những mảnh đời bất hạnh trên báo, thấy những hoàn cảnh khó khăn vẫn còn ở quê hương mình, … Chị Tống Thị Lý thầm nghĩ, với đồng lương cố định hàng tháng, liệu mình có thể làm được gì? Suy nghĩ đó cùng với bản năng kinh doanh từ nhỏ của mình, chị quyết định ra khởi nghiệp.
3. VÌ SAO CHỊ TỐNG THỊ LÝ CHỌN KINH DOANH ĐƯỜNG PHÈN QUÃNG NGÃI?
Ngày trước, ông ngoại chị Tống Thị Lý là 1 người thợ nấu đường giỏi. Ông mở lò nấu đường cho tất cả bà con trồng mía xã Tịnh An và các xã lân cận. Từ nhỏ, ba mẹ chị đã nấu đường, làm bánh kẹo từ năm 6 tuổi. Sau này, mỗi lần về quê, chị được bạn gửi mua đường phèn mang lên.
Quê hương Quảng Ngãi của chị nổi tiếng về đường. Đường phèn và đường phổi là đặc sản được làm theo cách thủ công truyền thống nơi đây. Tuy nhiên, chưa có thương hiệu nổi tiếng đại diện nào cho loại đặc sản này.
Việt Nam có sản lượng mía đường tương đối lớn. Hàng năm xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nghịch lý là ở nước ta, mía, đường nhiều, hàng tồn kho lớn. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại luôn phập phồng lo sợ sử dụng nhầm đường Trung Quốc nhập lậu. Có nhiều bài báo viết về thực trạng “Đường kính nhập lậu phá nát doanh nghiệp mía đường Việt Nam”:
http://vcci.com.vn/%E2%80%9Cduong-kinh-nhap-lau-pha-nat-doanh-nghiep-mia-duong-viet-nam%E2%80%9D
https://baomoi.com/voi-bach-tuoc-duong-nhap-lau-pha-nat-nganh-mia-duong-viet-nam/c/26520207.epi
Vì vậy, chị mong muốn mọi người biết đến nhiều hơn về sản phẩm đường của quê hương mình. Người tiêu dùng có thể sử dụng những sản phẩm đường có chất lượng tốt hơn. Do đó, chị Tống Thị Lý đã kinh doanh đường phèn Quãng Ngãi với thương hiệu 3T.
4. NHỮNG ĐIỀU CHỊ TỐNG THỊ LÝ CÓ ĐƯỢC KHI RA LÀM KINH DOANH
Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chị Tống Thị Lý gặp nhiều khó khăn. Từ cách bảo quản, tìm nguồn đầu vào, đầu ra, … Đến cách giới thiệu cho khách hàng những lợi ích của đường phèn. Nhờ nhà bán bánh kẹo nên chị nắm được giá thành, nguồn nguyên liệu, qui trình sản xuất, … Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh, dưới góc độ người dùng, chị khắc phục dần các vấn đề.
Chị có 1 cô khách hàng làm việc ở quân y. Vì là bác sĩ nên cô thích những sản phẩm làm bằng thủ công, không qua xử lí công nghiệp. Sau khi dùng đường phèn của chị, cô rất thích. Sau này cô đã trở thành khách hàng thân thiết của chị. Đó là 1 trong những niềm vui chị Tống Thị Lý có được khi ra làm kinh doanh.
5. ĐỘNG LỰC CỦA CHỊ TỐNG THỊ LÝ
Ngày trước, chị Tống Thị Lý sống khổ cực nên chị muốn lo cho con có cuộc sống tốt hơn. Xuất phát điểm thấp, ngày đầu lên thành phố làm việc, chị thiếu kĩ năng nghe điện thoại. Vì trước đó, chị chưa dùng điện thoại bao giờ. Do đó, chị không muốn con mình cũng như vậy.
“Đứa con là nguồn sức mạnh của người phụ nữ”.

Thời sinh viên, là tỉ phú thời gian nhưng chị Tống Thị Lý không nghĩ đến việc khởi nghiệp. Chị vẫn còn tư duy ao làng, suy nghĩ làm công tiết kiệm để dành hơn là tự làm chủ. Chị tiếc mình không kinh doanh sớm hơn để giờ có thể lo cho con 1 cuộc sống đầy đủ. Bạn có thể tìm hiểu thêm những tâm tư của chị Tống Thị Lý qua trang web dưới đây:
Vũ Đắc Hoàng Ân.------------------------------
Thông tin liên lạc
♦ Facebook: https://facebook.com/vudachoangan
♦ Email: anvudh@gmail.com