OPEN SOURCE LÀ GÌ?

Open Source là gì

Open Source (Mã Nguồn Mở) là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong thiết kế website hiện nay. Khi có nhu cầu thiết kế website, bên cung cấp có thể nói bạn về việc sử dụng Open Source. Hoặc khi sử dụng 1 ứng dụng phần mềm, bạn cũng có thể nghe đến khái niệm này. Vậy Open Source là gì? Open Source có những lợi ích nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu Open Source là gì nhé!

1. OPEN SOURCE LÀ GÌ?

Open Source bao gồm nhiều dạng mở: phần cứng, phần mềm, thiết kế bảng mạch, … với mã nguồn được công bố và sử dụng giấy phép nguồn mở. Bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software).

Phần mềm mã nguồn mở cung cấp người dùng quyền sử dụng, sao chép và chỉnh sửa không giới hạn. Trái ngược với phần mềm thương mại, được cấp bản quyền hạn chế và mã nguồn đóng với người dùng.

Richard Stallman là người khởi đầu phong trào phần mềm tự do. Tháng 10/1985, ông thành lập tổ chức phần mềm tự do (Free Software Foundation). Ông đã xây dựng dự án GNU và là tác giả giấy phép phần mềm tự do GPL.

open source browser
Trình duyệt mã nguồn mở Firefox

2. LỢI ÍCH CỦA OPEN SOURCE LÀ GÌ?

A. MIỄN PHÍ

  • Miễn phí bản quyền và các phiên bản nâng cấp trong toàn bộ vòng đời sử dụng sản phẩm.
  • Bạn có thể tự do sao chép phần mềm cho bạn bè.
  • Giảm chi phí phát triển phần mềm. Giúp tập trung cho các dịch vụ “hữu hình” mang lại giá trị trực tiếp. Ví dụ: tư vấn, sửa đổi theo yêu cầu, đào tạo, bảo trì, nâng cấp hệ thống, …

B. GIẢM SỰ PHỤ THUỘC

  • Giảm sự phụ thuộc vào 1 nhà cung cấp phần mềm độc quyền dẫn đến dịch vụ kém.
  • Ít khi bị ép về chi phí dịch vụ, nâng cấp mở rộng, bảo trì sản phẩm, …
  • Định dạng file không bị kiểm soát bởi 1 công ty. Điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu của bạn nằm trong 1 phần mềm mã nguồn đóng? Bạn phải dùng chương trình của nhà cung cấp đó. Với phần mềm mã nguồn mở, bạn có thể làm việc với nhiều ứng dụng khác nhau.

C. QUYỀN RIÊNG TƯ

Các phần mềm độc quyền đôi khi bí mật thu thập dữ liệu người dùng mà không báo trước. Trong khi bạn có quyền kiểm tra và xác minh với phần mềm mã nguồn mở.

Hệ điều hành Ubuntu
Hệ điều hành Ubuntu

D. BẢO MẬT TỐT

1 điều nghịch lí ở open source software là nó được bảo mật tốt hơn phần mềm thương mại. Do có nhiều lập trình viên làm việc trên 1 phần mềm, nên nó được sửa chữa nhanh hơn. Nói cách khác, khi có 1 cộng đồng cùng chăm sóc 1 sản phẩm thì nó sẽ hoàn thiện hơn.

E. KHẢ NĂNG QUẢN TRỊ CAO

Open source software được nhiều chuyên gia lựa chọn do khả năng quản lí và kiểm soát sản phẩm. Nhờ đó, người dùng được hưởng nhiều lợi ích từ việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở.

F. SÁNG TẠO KHÔNG GIỚI HẠN

Vì được thiết kế trên nguyên lí mở, nhiều người có thể nghiên cứu các cải tiến khác nhau. Nhờ đó tạo ra nhiều phần mềm tốt hơn, có tính năng hoàn hảo hơn. Đây là thách thức đồng thời là niềm cảm hứng cho các lập trình viên.

G. CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ LỚN

Bạn sẽ có cộng đồng hỗ trợ lớn, không phụ thuộc vào công ty nào.

3. 1 SỐ DỰ ÁN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ

  • Hệ điều hành: Ubuntu, Debian, Fedora, CentOS, Arch Linux.
  • Trình duyệt: Firefox, Chromium, GNOME Web.
  • Bộ gõ Tiếng Việt trên Linux: Scim, Ibus.
  • Nền tảng hệ quản trị đào tạo: Moodle.
  • Diễn đàn: phpBB, Discourse, MyBB.
  • Blog: WordPress, Joomla, Drupal.
  • Tạo website thương mại điện tử: Magento, OpenCart, WooCommerce.
  • Chỉnh sửa âm thanh: Audacity.
  • Chỉnh sửa hình ảnh: Inkscape, Gimp, LibreOffice Draw.
  • Nghe nhạc: Audacious, Banshee, Rhythmbox.
  • Xem video: VLC, SMPlayer.
  • Chỉnh sửa video: OpenShot, Shotcut, Blender.
  • Database server: MariaDB, PostgreSQL, SQLite.
  • Game: VCMI.
  • Ngôn ngữ lập trình: Python, PHP, Ruby.

4. TÔI MUỐN HỖ CỘNG ĐỒNG MÃ NGUỒN MỞ THÌ PHẢI LÀM SAO?

Open Source là gì
Nền tảng blog WordPress

Cộng đồng Open Source với cơ chế mở, luôn chào đón bạn tham gia. Bạn không cần phải là lập trình viên để có thể hỗ trợ cộng đồng. Tùy vào dự án sẽ cần những vị trí sau:

  • Viết tài liệu hướng dẫn sử dụng.
  • Dịch thuật sang các ngôn ngữ địa phương.
  • Họa sĩ thiết kế hình ảnh, logo, giao diện.
  • Giải đáp thắc mắc trong quá trình sử dụng.
  • Kiểm tra và báo lỗi phần mềm.

Ngoài ra, bạn có thể quyên góp tiền trong các đợt gây quĩ của dự án. Bạn cũng có thể chia sẻ những phần mềm mã nguồn mở hữu ích với những người xung quanh.

Hi vọng qua bài viết, bạn có thể biết được open source là gì.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *